QUY TRÌNH XÂY NHÀ LẮP GHÉP

Xây nhà lắp ghép  trải qua 3 giai đoạn: Thiết kế, gia công các cấu kiện tại nhà máy, lắp dựng tại công trình. Có lẽ quý khách hàng vẫn còn nhiều thắc mắc việc lắp ghép nhà tiền chế như thế nào? Nó có khác gì nhà BTCT thông thường không? Cùng Kiến Trúc Xây Dựng Pandar tìm hiểu Quy trình thi công lắp ghép nhà lắp ghép qua bài viết dưới đây.

1.1 Quy trình làm móng nhà:
Móng nhà là bộ phận chống đỡ, chịu lực toàn bộ kết cấu nhà phía bên trên. Vì vậy việc làm móng là việc vô cùng quan trọng. Làm móng nhà để xây nhà lắp ghép khung thép tiền chế cũng không khác nhiều so với nhà BTCT thông thường. Móng vẫn được xây dựng theo quy chuẩn, chỉ có 1 chút khác biệt, đó là nếu làm nhà khung thép kết hợp sàn nhẹ các gia đình có thể giảm 1 chút số lượng cọc nhồi hoặc giảm chiều sâu đóng cọc nhồi so với việc làm móng thông thường.

Quy trình xây móng nhà khung thép tiền chế bao gồm các công việc cơ bản theo thứ tự sau:
•    Đào hố móng.
•    Làm phẳng mặt hố móng.
•    Kiểm tra cao độ lót móng.
•    Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.
•    Ghép cốp pha móng.
•    Đổ bê tông móng.
•    Tháo cốp pha móng.
•    Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.

1.2 Quy trình làm dầm, cột nhà :
Bắt đầu từ đây, quy trình thi công lắp ghép nhà bằng khung thép tiền chế sẽ khác hoàn toàn so với nhà bê tông cốt thép. Nếu như nhà BTCT bạn sẽ phải đổ cột từng tầng, sau đó xây tường rồi mới tính đến việc đổ trần thì quy trình thi công nhà khung thép sẽ khác hẳn.
Khung thép tiền chế được liên kết với móng bằng hệ thống bulong neo móng lớn. Sau đó, thợ thi công sẽ lắp dựng cột, dầm khung thép hoàn chỉnh từ tầng 1 đến tầng cuối cùng tạo thành 1 hệ khung nhà vững chắc. Không cần thi công từng tầng như nhà BTCT.

1.3 Quy trình làm sàn, đổ trần nhà
Sàn nhà thường có độ dày từ 8 đến 10cm, có 2 cách làm sàn, đổ trần trong xây nhà lắp ghép khung thép tiền chế:
•    Làm bê tông, cốt thép truyền thống
Đổ sàn, trần bê tông truyền thống cần ghép cốt pha, sau đó chuẩn bị nguyên vật liệu gồm: xi măng, cát, sỏi, nước…Có thể đổ bê tông tươi hoặc bê tông trộn tay. Bê tông sàn cần được đổ theo cách giật lùi và thành một lớp để tránh hiện tượng phân tầng. Người ta chia mặt sàn thành nhiều dải từ 1–2m để đổ bê tông. Trần sau thi công phải dưỡng thường xuyên và chờ khô trong vòng 10–15 ngày, mới thi công tiếp các tầng tiếp theo.
Lưu ý: vữa bê tông khi đã trộn khoảng 90 phút mà chưa được đưa vào khuôn thì cần trộn lại nhưng không được thêm nước vào. Vì khi thêm nước sẽ làm vữa bê tông bị nhão, giảm cường độ chịu lực.
•    Làm sàn, trần bằng vật liệu nhẹ
Cách đổ trần bằng bê tông siêu nhẹ khác hoàn toàn so với việc đổ trần bê tông truyền thống. Đặc biệt sàn thi công xong có thể đưa vào sử dụng luôn, không cần dưỡng, chờ khô nhiều ngày như sàn bê tông truyền thống. Thêm vào đó, khi xây nhà khung thép cao tầng bạn cũng có thể chọn cách dựng khung thép, làm sàn cho tất cả các tầng trước sau đó mới xây tường để tiết kiệm thời gian thi công.

 

Tags: